

I. Nội dung nguyên tắc
1 - Phát
biểu nguyên tắc: Trong nhận thức và hoạt động phải chú ý đến tất cả các yếu tố, các mối
liên hệ, các tác động lẫn nhau của các yếu tố trong một sự vật hiện tượng và
giữa các sự vật hiện tượng với nhau một cách đúng đắn. Chống phiến diện, một
chiều, chiết trung, ngụy biện.
“Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao
quát và nghiên cứu tất cẫ các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”.
2- Phân tích
nội dung
a. Trong nhận thức
- Phải xem xét tất cả các yếu tố có
trong sự vật và tìm được những yếu tố , các mặt, các bộ phận quan trọng, cơ bản
của sự vật, hiện tượng. Đó lả các yếu tố tạo thành sự vật và sự liên kết của
chúng, giữa cái bên trong và sự biểu hiện của nó ...v.v.
- Tìm được các mối liên hệ của sự
vật hiện tượng vớỉ các sự vật hiện tượng khác qua những thuộc tính chung của
chúng. Đồng thời, biết phân tích , phân loại các mối liên hệ, các tác động để
tìm được những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu, tất nhiên, bên trong... dang quyết
định sự phát triển của sự vật.
- Tìm được các mặt đối lập tạo thành
nguyên nhân của sự phát triển, biến đổi của sự vật.
- Thấy được mối quan hệ giữa xu
hướng phát triển và điều kiện cho sự phát triển đó
- Dự báo được các kết quả cũng như
hậu quả của các tác động đó đế có thể xác định mục đích , cách thức hoạt động
phù hợp
b. Trong hoạt động.
- Xây dựng mục đích, phương hướng hoại động dựa trên
sự hiểu biết về các yêu tố, các mối liên hệ của sự vật.
- Chú ý đến các kết quả tác động lẫn nhau của các yếu
tố và các sự vật để điều chỉnh hoạt động một cách phù hợp.
c. Chống
phiến diện một chiều, chiết trung , ngụy biện.
- Phiến diện là cách thức nhận thức dẫn đến hiếu biết
sự vật không đầy đủ, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác, yếu tố này mà
không thấy yếu tố khác.
(Phân tích ví dụ về đánh giá chủ nghĩa tư bản trước
đây).
- Chiết trung là lối suy nghĩ kết hợp vô nguyên tắc
các luận điếm trái ngược hoặc đánh đồng, cào bằng các mặt, các mối quan hệ mà
không có sự phân tích các mặt các yếu tố của sự vật
- Ngụy biện là sự cố ý sử dụng sai lệch các quy tắc logic để giành phần thắng trong tranh
luận, biến sai thành đúng, biến đúng thành sai
II. Cơ sở triết học của nguyên tắc
Toàn diện
Là toàn bộ phép biện chứng duy vật, trong đó trực tiếp là Nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến (bao gồm cả 6 cặp phạm trù của phép biện chứng
duy vật).
1. Khái quát về phép biện chứng duy
vật.
Ngay từ thời cổ đại, trong
triết học đã xuất hiện 2 cách thức nhận thức trái ngược nhau: Siêu hình
và Biện chứng.
Siêu hình là cách thức xem xét sự vật một cách tách rời,
không có mối liên hệ với nhau,
xem xét sự vật một cách cố định, cứng nhắc, không có sự phát triển, nếu có sự
thay đổi chỉ là sự thay đổi về lượng, không có sự biển đổi về chất.
Phép biện chứng duy vật là khoa học về mối lên hệ
phổ biến và sự phát triển, là khoa học về nhũng quỵ luật phổ biến nhất
của sự vận động sự phát triển của thế giới (giới tự nhiên và xã hội loài người)
và của tư duy (sự phản ánh thế giới đó trong bộ óc con người).
Thực chất của phép biện chứng duy vật chính là sự phản
ánh tính biện chứng của thế giới vật chất trong bộ óc con người.
Theo định nghĩa phép biện chứng duy vật, chúng ta có
thế nói nội dung chủ yếu của phép biện chứng duy vật gồm hai nguyên lý cơ bản: Nguyên
lý về sự phát triển của các mối liên hệ và Nguyên lý về sự phát triển.
2. Nguyên lý
về mối liên hệ phố biến,
a. Khái niệm liên hệ.
Liên hệ là phạm trù triết học dùng đế
chỉ sự ràng buộc, quy định lẫn nhau, sự tác động qua lại giữa các sự vật, các
hiện tượng, các quá trình trong thế giới hiện thực khách quan (cũng như giữa
các quá trinh trong tư duy), hoặc giữa các mặt, các bộ phận, các quá trình
trong một sự vật cụ thể nào đó
- Tính chất của các mối liên hệ
trong thế giới vật chất.
*Tính khách quan: không phụ thuộc
vào ý thức con người.
*Tính phổ biến: có ở mọi lúc, mọi
nơi, mọi lĩnh vực
*Tính phong phú, đa dạng:
Mối liên hệ bên trong là mối liện hệ
giữa các yếu tố, bộ phận, các mặt bên trong sự vật. Mối liên hệ bên ngoài là
mối liên hệ giữa các sự vật hoặc các yếu tố của các sự vật khác nhau. Để xác
định các mối liên hệ này cần xác định sự vật là gì.
Mối liên hệ chủ yếu là mối liên hệ
nổi lên hàng đầu trong một giai đoạn nhất định.
Mối liên hệ cơ bản là mối liên hệ
tồn tại cùng sự tồn tại của sự vật,
Mối liên hệ trực tiếp là mối liên hệ
không qua khâu trung gian nào
Mối liên hệ về không gian là sự ảnh
hưởng, tác động lẫn nhau khỉ các sự vật tồn tại trong một không gian chung,
Mọi liên hệ thời gian là sự kế tiếp
nhau trong quá trình phát triển,
b. Nội dung nguyên lý về sự phổ biến
của các mối liên hệ:
Mọi sự vật, hiện tượng và các quá
trình cấu thành thế giới vừa tách biệt nhau tương đối, vừa có sự liên hệ) vừa thâm nhập và chuyển hỏa lẫn nhau làm
cho thê giới trở thành một chỉnh thể thống nhất.
- Không có sự vật nào hoàn toàn cô lập
với các sự vật hiện tượng khác. Mọi sự vật đều có liên hệ, tác động lẫn nhau
trong quá trình phát triển làm cho thế giới''thành một'chỉnh;thể thống nhất
- Tuy nhiên, có sự tách biệt tương
đối. Thế giới vật chất biểu hiện thành các sự vật cụ thể, tồn tại bên nhau,
liên hệ với nhau
+ Vì sao nguyên lý này là cơ sở trực
tiếp của nguyên tắc toàn diện.
3. Sáu mối
liên hệ phổ biến - Sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Nguyên lý về sự phổ biến của các mối
liên hệ được thể hiện một cách cụ thê, rõ ràng qua 6 (sáu) cặp phạm trù cơ bản:
cái chung - cái riêng; nguyên nhân - kết quả; nội dung - hình thức; tất nhiên -
ngẫu nhiên; bản chất - hiện tượng; khả năng - hiện thực. Sáu cặp phạm trù này
phản ảnh sáu mối liên hệ cơ bản, phổ
biến nhất trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
a. Cái Riêng — Cái chung — Cái Đơn nhât
- Định nghĩa
các phạm trù:
+ Cái Riêng: là phạm trù triết học
dùng đế chỉ một sự vật, hiện tượng,quá trình riêng lẻ, cụ thế nhất định, với tư
cách là một chỉnh thế, tồn tại tương đối độc lập so với các sự vật khác.
+ Cái Chung; là phạm trù triết học
chỉ những mặt, những thuộc tính giống nhau được lặp lại trong những cái Riêng
khác nhau.
Trong Cái Chung còn có thể phân biệt
Cái Phổ biến và Cái Đặc thù
+ Cái Đơn nhất: là phạm trù triết
học chí những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một cái Riêng nhất định nào đó và
không được lặp lại trong những cái Riêng khác.
- Ý nghĩa
phương pháp luận (vận dụng mối liên hệ cái Riêng - cái Chung - cái Đơn nhất
trong cuộc sống):
+ Vì cái Chung chỉ tồn tại trong cái
Riêng, thông qua cái Riêng để thể hiện sự tồn tại của mình nên muốn tìm cái
Chung (quy luật, bản chất) cần đi từ những cái Riêng
+ Khi áp dụng cái Chung vào từng
trường hợp riêng, cần cá biệt hóa cái Chung đó. Nếu không “cá biệt hóa” mà đem
áp dụng nguyên xi cái Chung, tuyệt đối hóa cái Chung thì sẽ rơi vào sai lầm của
những người “tả” khuynh, giáo điều. Ngược lại, nếu xem thường cái Chung, chỉ
chú ý đến cái Đơn nhất, tuyệt đối hóa cái Đơn nhất, thì sẽ rơi vào sai lầm hữu
khuynh, xét lại. Việc vận dung đường lối chính sách phải chú ý đến cái Đặc thù,
Đơn nhất.
+ Muốn giải quyết những vấn đề riêng
một cách có hiệu quả thì không thể dựa trên những vấn đề chung - những vấn đề
lý luận, có tính quy luật liên quan đến các vấn đề riêng đó. Nếu không dựa trên
cơ sở những vấn đề có tính lý luận chung, những vấn đề chung để xem xét giải
quyết những vấn đề riêng, cụ thể thì sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng mò
mẫm, tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa.. Việc đề ra mục đích phương hướng hoạt
động phải căn cứ vào cái Chung
+ Biết sử dung sự chuyển hóa giữa
Cái Đơn nhất, Đặc thù, Phổ biến để xây dựng cái mới, loại bỏ cái cũ.
b. Nguyên nhẵn – Kết quả.
Định nghĩa
+ Nguyên nhân là phạm trù triết học
dùng đế chỉ tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự
vật khác nhau với nhau gây ra những biến đổi ở nhũng sự vật đó. Có thể phân
loại nguyên nhân thành:
Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu,
Nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân
không cơ bản.
Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan,
+ Kết quả: Kết quả là phạm trù triết
học đùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật khác nhau với nhau.
- Tính chất của mối liên hệ biện
chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
+ Tính khách quan: Mối liên hệ này
không phụ thuộc vào ý thức của con người.
+ Tính phổ biến: Tất cả mọi hiện tượng
trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân hình thành ra nó.
-Mối quan
hệ biện chứng
+ Nguyên nhân có trước kết quả
+ Một nguyên nhân có thể gây nên
nhiều kết quả khác nhau, tùy theo những hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, một kết
quả có thể được tạo nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hay
cùng tác động.
+ Nên các nguyên nhân khác nhau tác
động lên sự vật theo cùng một hướng thì chúng sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều
với sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động
lên sự vật theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy vếu. thậm chí hoàn
toàn triệt tiêu tác dụng của nhau.
+ Nguyên nhân vả kết quả có thể đổi
chỗ cho nhau
+ Kết quả có thể tác động trở lại
nguyên nhân.
- Ý nghĩa phương pháp luận (vận dụng
mối liên hệ nguyên nhân — kết quả trong cuộc sống).
+ Khi xem xét sự vật, hiện tượng cần
tìm được nguyên nhân sinh ra chúng.
+ Muốn tìm đúng các nguyên nhân tạo
ra sự vật, hiện tượng phải tìm ở các sự vật trước đó, có liên quan đến sự vật
hiện tượng đó, biết phân tích, phân loại các nguyên nhân đế tìm ra nguyên nhãn
cơ bản, chủ yếu, bên trong, chủ quan... tạo ra sự vật.
+ Muốn tạo ra sự vật, hiện tượng nào
phải tạo ra nguyên nhân sinh ra nó và ngược lại, muốn loại bỏ sự vật nào phải
loại bỏ nguyên nhân tạo ra sự vật hiện tượng đó.
+ Cần chú ý tạo ra các nguyên nhân
cùng chiều để mục đích được thực hiện nhanh chóng (đoàn kết tạo sức mạnh).
+ Cần cú ý nhiều đến nhũng nguyên
nhân chủ quan trong cuộc sống và hoạt động thực tiễn
c. Tất nhiên
– Ngẫu nhiên
- Định nghĩa các phạm trù
+ Tất nhiên là phạm trù triết học dùng
để chỉ cái chắc chắn phải xảy ra, xảy ra như thế này chứ không như thế khác được
do những nguyên nhân cơ bản, bên trong, do bản chất của sự vật (hiện
tượng, quá trình) quyết định.
+ Ngẫu nhiên là phạm trù triết
học dùng để chỉ cái cỏ thể xảy ra, có thể không, cổ thể xảy ra như thế này mà
cũng cố thể xảy ra khác đi do hoàn cảnh bên ngoài tác động..
- Mối liên hệ biện chứng giữa Tất
nhiên và Ngẫu nhiên.
+ Tất nhiên và Ngẫu nhiên đều tồn
tại một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người. Tất nhiên có tác
dụng quyết định xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng. Ngẫu nhiên tạo điều
kiện cho sự phát triển của sự vật theo xu hướng mà cái tất nhiên quy định
+ Tất nhiên bao giờ cũng vạch đường
đi cho mình xuyên qua vô số Ngẫu nhiên, còn Ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện
của Tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho Tất nhiên.
+ Ranh giới giữa cái Tất nhiên và
cái Ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối. Trong mối quan hệ này là Tất nhiên, nhưng
trong mối quan hệ khác lại đóng vai trò Ngẫu nhiên.
-Ý nghĩa phương pháp luận (vận dụng mối liên hệ Tất nhiên —
Ngẫu nhiên trong cuộc sống).
+ Trong hoạt động thực tiễn, ỉchi
xây dựng mục đích hoạt động phải dựa vào, căn cứ vào Tất nhiên.
+ Muốn tìm được cái tất nhiên phải
thông qua vô số cái ngẫu nhiên,
d. Nôi dung
- Hình thức,
-Định nghĩa.
+Nội dung: là phạm trù triết học
dùng đế chỉ toàn bộ những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
+ Hình thức là phạm trù triết học dùng
để chỉ cách thức tố chức kết cấu của nội dung.
-Mối quan hệ
biện chửng giữa Nội dung và Hình thức.
+ Nộỉ dung vả Hình thức luồn luôn
gắn bó chặt chẽ hữu cơ với nhau trong một sự vật
+ Một nội đung (cùng những yếu tố
cấu thành sự vật) có thể có nhiều hình thức tồn tại và phát triển; ngược lại,
cùng một hình thức có thế có nhiều nội dung khác nhàu .
+ Nội dung bao giờ cũng có vai trò
quyết định trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Sự vận động, phát
triển của sự vật bao gỉờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của Nội dung.
Trong hoạt động thực tiễn muốn sự vật phát triển , trước hết phải chú ý đến sự phát triển của nội dung.
+ Khi Nội dung biến đối thì Hình thức
cũng biến đổi theo cho phù hợp với Nội dung. Sự biến đổi của Hình thức cửa sự vật
ít hơn và chậm hơn so với Nội dung, phụ thuộc vào vào sự biến đổi của Nội dung.
+ Hình thức có tác động trở lạỉ Nội
dung. Nếu Hình thức phù hợp với Nội dung thì hình thức đó sẽ có tác động thúc
đấy sự phát triển của Nội dung. Nếu Hình thức không phù hợp
với Nội dung thì Hình thức đó sẽ có tác động kìm hãm sự phát triền của Nội
dung.
- Ý nghĩa
phương pháp luận (vận dụng mối liên hệ Nội dung - Hình thức trong cuộc sống).
+ Khi xem xét sự vật cần chú ý cả
nội dung và hình thức.Tránh tuyệt đối hóa một trong 2 mặt trên.
+ Trong hoạt động thực tiễn phải tạo
ra sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Phải lựa chọn hình thức phù hợp
với nội dung. Khi nội dung biến đổi phải nhanh chóng thay đổi hình thức cho phù
hợp làm cho sự vật phát triển.
- Chống nhầm lẫn hình thức chứa đựng
nội dung vớỉ hình thức thẩm mỹ. Chống chủ nghĩa hình thức, chỉ chạy theo hình
thức bên ngoài, không chú ý đến nội dung sự vật.
e. Căp phạm
trù Bản chất - Hiên tượng
- Định nghĩa
các phạm trù.
+ Bản chất là phạm trù triết học dùng
để chỉ toàn bộ những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên
trong sự vật, quy định sự tồn tại, vận động,phát triển của sự vật đó.
+ Hiện tượng là phạm trù triết học
dùng đế chỉ sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ bản chất ra bên
ngoài.
Nói một cách ngắn gọn hơn: Hiện
tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự biếu hiện ra bên ngoài của bản chất.
- Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện
tượng.
+ Trong mỗi sự vật, Bản chất và Hiện
tượng luôn luôn gắn bó một cách hữu cơ với nhau. Có thể nói, mỗi sự vật đều là
sự thống nhất của Bản chất và Hiện tượng. Bản chất bao giờ cũng được bộc lộ ra
thông qua hiện tượng; Hiện tượng bao giờ cũng là sự biếu hiện của bản chất. Tuy
nhiên, không phải thuộc tính bản chất nào cũng biểu hiện trực
tiếp bằng hiện tượng.
+ Khi Bản chất thay đồi thỉ Hiện
tượng biểu hiện nó cũng thay đổi. Khi Bản chất mất đi thì Hiện tượng biếu hiện
nó cũng biến mất.
+Bản chất phản ánh cái Chung, cái Tất
yếu,cái Quy luật quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, còn Hiện tượng
phản ánh những cái Cá biệt, những cái Đơn nhất.
+ Bản chất tương đối ổn định, biến
đổi chậm; còn Hiện tượng không ổn định, thường xuyên biến đổi. Hiện tượng phong
phú hơn bản chất.
-Ý nghĩa
phương pháp luận (vận dụng mối liên hệ Bản chất - Hiện tượng trong cuộc sống).
+ Trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn cần nắm được Bản chất và dựa vào Bản chất của sự vật để đánh giá
và để cải tạo biến đổi sự vật..
+ Để tìm Bản chất của sự vật, cần
phải quan sát, nghiên cứu nhiều Hiện tượng khác nhau, ở những góc độ, vị trí
khác nhau. Với những thuộc tính bản chất sâu kín cần có khoa học nghiên cứu.Mác
viết: “nếu hình thái biểu hiện và bản chất trực tiếp đồng nhất với nhau, thì
mọi khoa học sẽ trở nên thừa”2.
+ Tránh nhầm lẫn hiện tượng với giả
tượng,
g. Khả năng
- Hiên thưc.
-Định nghĩa
các phạm trù.
+ Hiện thực là phạm trù triết học
dùng để chỉ tất cả những cái hiện có,hiện đang
tồn tại thật sự
+ Khả năng là phạm trù triết học
dùng để chỉ cái hiện chưa có, chưa tới nhưng sẽ có, sẽ tới khi có những điều
kiện thích hợp.
- Mối quan hệ biện chứng giữa Khả năng và Hiện
thực.
+ Trong thế giới vật chất, Khả năng
và Hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau,
luôn luôn chuyên hóa ỉẫn nhau.
+ Quá trình vận động, phát triển
chính là quá trình trong đó Khả năng hiến thành Hiện thực. Hiện thực này do sự
vận động nội tại của nó lại. nảy sinh ra những Khả năng mới. Những Khả năng mới
lại trở thành Hiện thực mới V..V.. Cứ
như thế Hiện thực chuyển hóa thành (tạo nên) Khả năng, Khả năng chuyển hóa
thành Hiện thực, tạo nên một quá trình vận động liên tục, không ngừng cho đến
vô tận.
+ ở một sự vật, có thế tồn tai nhiều
khả năng
+ Khả năng nào đó chỉ có thể biến
thảnh Hiện thực khi có những điều kiện thích hợp tương ứng.Trong giới tự nhiên,
quá trình Khả năng biến thành Hiện thực chủ yếu là một quá trình khách quan. Thứ
nhất loại Khả năng mà điều kiện để biến chúng thành Hiện thực chỉ có thể
bằng con đường tự nhiên Thứ hai
do có tác động của con người, thứ ba chỉ khi con người tạo ra mới có.Trong lĩnh vực xã hội con
người có thế chủ động tạo ra khả năng và những điều kiện để chuyển hóa nó thành
hiện thực.
- Ý nghĩa
phương pháp luận (vận dụng mối liên hệ Khả năng - Hiện thực trong cuộc sống).
+ Trong hoạt động thực tiễn cần dựa
vào Hiện thực, cái có thực để đề ra kế hoạch hành động, chứ không thể dựa vào
cáỉ Khả năng, cái chưa có. Lê nin nhấn mạnh: “Chủ nghĩa Mác dựa vào hiện thực
chứ không dựa vào “khả năng” để vạch ra đường lối chính trị của mình”3;
“Chủ nghĩa Mác căn cứ vào những sự thật chứ không dựa vào những khả năng”4.
+ Từ hiện thực đó cần tìm ra những
khả năng của sự phát triển đế phân tích, lựa chon, tìm được khả năng tối ưu cho
sự phát triển, vả dựa
vào đó để đề ra mục đích hoạt động của mình.
+ Khi đã xác định được mục đích hoạt
động theo khả năng tối ưu phải tạo mọi điều kiện để khả năng đó chuyến hóa
thành hiện thực. Ngược lại phải loại bỏ mọi điều kiện để khả năng không mong
muốn chuyến hóa thành hiện thực.
+ Biết chủ động tạo ra những khả
năng chủ quan và tạo điều kiện cho những khả năng đó chuyển hóa thành hiện thực
nhằm đạt được mục đích xa mà chủ thể dự kiến.